nguyenanhngoc79@gmail.com  |  0988.318.318
Thiền là gì?
Thiền | 28-01-2020 17:11:20 | 6599 lượt xem

Thiền là gì?

- Thiền định là làm cho tạp niệm của tâm trí lắng xuống bằng cách quan sát hơi thở.

Phương pháp Thiền định Anapanasati là gì?

- Từ Anapanasati trong tiếng Pali có nghĩa là đem toàn bộ sự chú ý và tỉnh thức vào hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng của chính mình.

“ ana … có nghĩa là … ‘hít vào’ “

“ pana … có nghĩa là … ‘thở ra’ “
“ sati … có nghĩa là … ‘hợp nhất với hơi thở’ “

- Sự chú ý của tâm trí phải luôn được đặt vào hơi thở nhẹ nhàng và tự nhiên. Nhiệm vụ đơn giản chỉ là tận hưởng và tỉnh thức với hơi thở.

Lợi ích ngồi thiền là gì?

- Thiền định Anapanasati mang lại sức khỏe cho Tâm thức của mỗi con người

- Sức Khỏe Tâm Thức là gốc rễ và Sức Khỏe Cơ Thể là quả ngọt

- Thiền định là món quà tuyệt vời nhất trong cuộc sống mà chúng ta có thể mang lại cho chính bản thân

- Những lợi ích của Thiền định được liệt kê:

+ CHỮA LÀNH TRỰC TIẾP MỌI BỆNH TẬT

+ TĂNG SỨC MẠNH CỦA TRÍ NHỚ

+ CÁC THÓI QUEN XẤU DẦN DẦN BIẾN MẤT

+ TÂM TRÍ LUÔN TRONG TRẠNG THÁI AN BÌNH VÀ SẢNG KHOÁI

+ MỌI CÔNG VIỆC ĐỀU ĐƯỢC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ HƠN

+ GIẢM THỜI GIAN NGỦ

+ CÁC MỐI QUAN HỆ TRỞ NÊN CHẤT LƯỢNG VÀ TOẠI NGUYỆN HƠN

+ SỨC MẠNH TƯ DUY TĂNG NHANH CHÓNG

+ KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI SÂU SẮC HƠN

+ HIỂU ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CUỘC SỐNG

* CHỮA LÀNH TRỰC TIẾP: Mọi khổ đau thể xác đều bắt nguồn từ phiền muộn trong tâm trí. Mọi phiền muộn trong tâm trí đều bắt nguồn từ sự non nớt của trí tuệ. Sự non nớt của trí tuệ bắt nguồn từ sự thiếu hụt năng lượng tâm linh và sự thông thái tâm linh. Bệnh tật chủ yếu bắt nguồn từ những căn nghiệp xấu lúc trước. Chỉ đến khi những căn nghiệp xấu này được chuyển hóa, bệnh tật mới biến mất; không có bất kỳ thuốc men nào có thể xóa bỏ được những căn nghiệp này.

Thông qua thiền định, chúng ta nhận được nguồn năng lượng to lớn và sự thông thái tâm linh, trí tuệ sẽ trưởng thành. Dần dần, mọi sự phiền muộn trong tâm trí sẽ tan biến và tất cả các bệnh tật sẽ mất đi. Thiền định là cách duy nhất chữa lành mọi bệnh tật.

* TĂNG SỨC MẠNH CỦA TRÍ NHỚ: Năng lượng vũ trụ dồi dào thu được thông qua thiền định giúp cho bộ não nâng cao hiệu quả làm việc và tối đa hóa kết quả đạt được. Thiền định làm tăng sức mạnh của trí nhớ một cách nhanh chóng. Vì vậy, thiền định rất cần thiết cho học sinh, sinh viên ở tất cả mọi cấp học và các trường đại học.

* TỪ BỎ THÓI QUEN KHÔNG TỐT: Có rất nhiều thói quen không tốt, như ăn nhiều quá mức cần thiết, ngủ quá nhiều, nói quá nhiều, suy nghĩ quá nhiều, uống quá nhiều…Với sự thông thái tâm linh và năng lượng tâm linh lớn lao mà chúng ta thu được từ thiền định, tất những thói quen xấu, không cần thiết sẽ mất đi một cách tự nhiên.

* TÂM TRÍ TRỞ NÊN AN VUI: Cuộc sống đầy sự tổn thương, mất mát, thất bại, đau khổ…cho bất cứ ai. Tuy nhiên, đối với người có kiến thức tâm linh và năng lượng tâm linh, cuộc sống sẽ luôn luôn an lạc và nhiều niềm vui, thay vì bị tổn thương, thất bại và đau khổ.

* CÔNG VIỆC TRỞ NÊN HIỆU QUẢ: Với nguồn năng lượng dồi dào tâm linh dồi dào và sự thông thái tâm linh, tất cả các công việc chúng ta làm, dù thuộc về thể chất hay tinh thần, đều được làm với hiệu quả lớn hơn.

* GIẢM THỜI GIAN NGỦ MỖI NGÀY: Thiền định mang lại cho chúng ta nguồn năng lượng tâm linh dồi dào. Trong khi đó, chúng ta chỉ thu được một lượng nhỏ năng lượng trong khi ngủ. Nữa giờ thiền sâu tương đương với 6 giờ ngủ sâu khi cơ thể nghỉ ngơi và tiếp thêm năng lượng cho tâm trí.

* MỐI QUAN HỆ CHẤT LƯỢNG HƠN: Sự thiếu hiểu biết tâm linh là lí do duy nhất cho thấy vì sao mối quan hệ giữa các cá nhân kém chất lượng và không đạt được toại nguyện. Khi có được sự thông thái tâm linh, tất cả các mối quan hệ sẽ trở nên có chất lượng và toại nguyện hơn.

* SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY: Suy nghĩ cần sức mạnh để đạt được mục tiêu. Trong trạng thái không ngừng nghỉ của tâm trí, suy nghĩ được tạo ra với rất ít năng lượng. Vì vậy, không đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, khi tâm trí trong trạng thái nghỉ ngơi, suy nghĩ có được nhiều sức mạnh hơn và mọi ý định đều được dễ dàng trở thành hiện thực.

* ĐÚNG VÀ SAI: Đối với người đạt được sự trưởng thành tâm linh, không khó khăn để có được sự lựa chọn đúng đắn.

* MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC SỐNG: Chúng ta đều được sinh ra với một mục đích, một sứ mệnh, một ý định và một kế hoạch. Chỉ những người có sự trưởng thành tâm linh mới có thể hiểu và nhận thức được mục đích, sứ mệnh, ý định và kế hoạch thật sự trong cuộc sống.

Trong Thiền định, Patriji nói rằng, linh hồn sẽ vượt ra khỏi cái kén của sự ngu dốt tâm linh. Thiền càng nhiều sẽ mang lại những trải nghiệm và sự thấu hiểu về sự thật to lớn của vũ trụ. Đó chính là “Giác ngộ”.

Hướng dẫn cách tự ngồi thiền

- Trước tiên, hãy biết rằng, để Thiền định, bạn không cần bất kỳ Minh sư hay vị thầy cụ thể nào, bởi vì Minh sư đã ở trong chính bạn, Minh sư chính là hơi thở của bạn. Hãy dõi theo vị thầy hơi thở của chính bạn. Chỉ có hơi thở mới có thể đưa bạn vào sâu bên trong Thiền định. Bạn hoàn toàn có thể tự mình trải nghiệm Thiền định bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình tại nhà. (Bạn chính là Guru của bạn).

- Thiền định là thực hành, thực hành và thực hành. Thiền định là đơn giản và dễ dàng, ai cũng có thể tự tập được. Bạn hãy ngồi thật thoải mái, có thể ngồi dựa vào tường cũng được, không nhất thiết phải ngồi thẳng lưng (đừng tựa đầu vào tường sẽ dễ bị ngủ quên). Bạn có thể ngồi ở bất kỳ tư thế nào, càng thoải mái càng tốt. Khi đã ổn định, hãy bắt đầu quan sát hơi thở tự nhiên và nhẹ nhàng. Không cố ý hít thở, hãy để cho hơi thở ra vào một cách tự nhiên. Điều bạn cần làm là đem toàn bộ sự chú ý vào nhịp điệu êm dịu này của hơi thở. Hãy quan sát hơi thở, quan sát năng lượng của hơi thở. Nếu có bất kỳ suy nghĩ nào đến, hãy để nó tự nhiên đi bằng cách quay về quan sát hơi thở của chính bạn. Dần dần hơi thở sẽ càng lúc càng nhỏ lại. Suy nghĩ trong tâm trí sẽ lắng xuống. Càng nhiều thời gian bạn dõi theo hơi thở, việc Thiền định càng dễ dàng hơn. Dưới đây là các trải nghiệm có thể gặp khi thực hành Thiền định:

+ Cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái;

+ Cảm thấy cơ thể nặng (đặc biệt là ở phần đầu);

+ Cảm thấy rung lắc, cơ thể tự dịch chuyển;

+ Nhìn thấy các màu sắc;

+ Cảm thấy đau (thường thì ở phần dưới lưng và các vùng cơ thể có vấn đề);

+ Cảm thấy cơ thể lâng lâng, bay bổng ở nơi nào đó;

+ Thấy một số cảnh đẹp.

- Càng nhiều thời gian bạn tỉnh thức với hơi thở tự nhiên, bạn càng dễ dàng đi vào Thiền định. Tất cả các trải nghiệm trong Thiền định đều tốt. Bạn chỉ đơn giản là tỉnh thức để chứng nghiệm và không bị cuốn theo.

- Thời gian Thiền định mỗi ngày ít nhất tương ứng với số tuổi của mỗi người (Ví dụ bạn 20 tuổi, Thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày; bạn 50 tuổi, Thiền ít nhất 50 phút mỗi ngày…). Hãy Thiền liên tục 40 ngày, để tự mình trải nghiệm Khoa học Thiền định.

- Trong cuộc sống hãy sống với hiện tại, tập trung vào những công việc, hoạt động đang xảy ra. Nếu có suy nghĩ không cần thiết đến, hãy dừng lại. Bất cứ lúc nào bạn nhớ ra, hãy đưa sự chú ý trở về với hơi thở.

- Xem kỹ bộ phim “Sự thật tâm linh” để nắm rõ (bộ phim hoàn toàn đủ các kiến thức cần thiết)

(Theo http://congdongthienvietnam.org)

* Một số bài viết tham khảo:

1. Đạo con đường không lối: http://nguyenanhngoc.vn/dao-con-duong-khong-loi/bv/34

2. Phiến luận về Chuyên gia: http://nguyenanhngoc.vn/phien-luan-ve-chuyen-gia/bv/40

3. Phân tích câu nói của Bác Hồ: http://nguyenanhngoc.vn/phan-tich-cau-noi-cua-bac-ho/bv/41

4. Giác ngộ: http://nguyenanhngoc.vn/giac-ngo/bv/45

5. Câu tục ngữ “Giàu vì bạn, sang vì vợ” liệu có bị đọc sai phải chăng nguyên gốc của nó là “Giàu vì bản, sang vì vở”: http://nguyenanhngoc.vn/cau-tuc-ngu-giau-vi-ban-sang-vi-vo-lieu-co-bi-doc-sai-phai-chang-nguyen-goc-cua-no-la-giau-vi-ban-sang-vi-vo-/bv/50

6. Chương trình ngoại khóa đi lễ chùa Dư Hàng: http://nguyenanhngoc.vn/chuong-trinh-ngoai-khoa-di-le-chua-du-hang/bv/35

Xin chân thành cảm ơn quý độc giả !

---

* ThS Nguyễn Ánh Ngọc - Chuyên gia Tư vấn định hướng; Hotline: 0988.318.318

- Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100008264769991 

- Fanpage #ChuyengiaTuvanDinhhuong 

- Website http://nguyenanhngoc.vn/

Các bài viết liên quan
Thiền là gì?

Thiền | 6599 lượt xem

Đăng ký tư vấn

Đăng ký để nhận được thông tin tư vấn chi tiết. Hotline 0988.318.318

2019 © Thiết kế web VLC

Thiền là gì

Thiền định Anapanasati là gì

Lợi ích ngồi thiền là gì